Thursday, November 19, 2020

Nhớ Thuở Chăn Bò


 

Có những thứ lẽ ra cần nhớ
Lại quên đi như đã vô tình
Vườn kỷ niệm với vàn khốn khó
Tưởng sẽ tan dần trong lặng thinh

Friday, September 25, 2020

Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Buồn Vui Ở Trại Tỵ Nạn (1)

Vẫn nhớ khi mới lên bờ, dù bỡ ngỡ trước cảnh vật mới, nhưng lại rất vui mừng vì biết chắc mình sẽ thoát khỏi nơi mà mỗi phút giây sống là mỗi bấp bênh, lúc nào cũng phải canh chừng, phải đối đầu với những nghi kỵ, phản phúc.. Mười lăm năm! Thúy Kiều của Nguyễn Du trải qua mười lăm

Thursday, September 24, 2020

 Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Thoát 

Tôi không nhớ chúng tôi ngồi bao lâu trên chiếc xuồng máy (ở miền Tây người ta kêu là vỏ lãi) để đi từ Cà Mau về Xẻo Lá--hình như hơn cả buổi. Nhìn những đợt sóng nhẹ lùi theo sau chiếc xuồng bé nhỏ, tôi cảm thấy như mình đang làm một chuyến du lịch bằng đường thủy, không nghĩ

Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Cửa Mở 

Đúng là kỳ diệu. Xin cảm ơn cuộc đời luôn luôn có một cánh cửa mở ra cho người cùng đường sau khi mọi cánh khác đã đóng.

Và đúng vậy, sau vụ “đụng độ” ở trường Tại Chức II, tôi dự định bỏ dạy ở đó luôn và sẽ tiếp tục dạy giờ ở các trường phổ thông cho qua ngày. Dù sao cũng phải có chút tiền để nuôi sống hai vợ chồng và hai con nhỏ.

 Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Lưu Lạc Phương Nam (8) 

Nhưng rồi, nói như cách nói của người Quảng Trị, “đùng” môt cái, mọi tính toán tan tành như bọt nước.

Ở trường Tại Chức II lúc này Tô Văn Chánh tự quyết định mọi việc. Biết đa số không thích lối sống của mình nên gã tìm cách kết bè kết cánh và gây khó khăn cho những người không ủng hộ mình. Tôi không hiểu vì sao Chánh lại có ác

Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Lưu Lạc Phương Nam (7) 

Những ngày ở trường Tại Chức II là những ngày tương đối yên bình với tôi, dù vẫn có những chuyện khá bực mình. Những chuyện bực mình như thế nếu nhớ mãi sẽ làm mình… bực mình thêm nên tôi không muốn nhớ lâu. Ở đâu và thời nào cũng vậy, loại người như Tô Văn Chánh thì

Wednesday, September 23, 2020

Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Lưu Lạc Phương Nam (6)

Buổi chiều Cà Mau. Đang lang thang một mình giữa đường phố Cà Mau, tôi chợt bắt gặp một khuôn mặt quen quen đang ngất ngưỡng một mình đi ngược chiều. Nhìn kỹ, thì ra là Trần Hữu Nghiễm. Chúng tôi nhận ra nhau, mừng quá.

Chuyện Cũ Kể Lại (Nhờ đâu viết đó giải sầu)

Lưu Lạc Phương Nam (5)

Rồi ông bạn nhà báo Dương Thanh Long lại xuất hiện. Tôi kể chuyện việc mình bị “mất dạy” cho Long nghe. Long nói đưa giấy tờ cho Long để Long tính vì Minh Hải cần người có trình độ ngoại ngữ… Tôi cũng đang mong kiếm được một công việc để có hộ khẩu như những người khác, chớ

Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Lưu Lạc Phương Nam (4) 

Ở Sài Gòn ít hôm thì hai vợ chồng khăn gói về Cà Mau. Trước mắt, chúng tôi tá túc tại nhà anh chị Khuê/Nga. Nói là “nhà” chứ thật ra chỉ là một cái chái lớn, rộng chưa tới 20 (?) mét vuông, dựng trên con kênh đầy sình lầy! Lâu nay hai vợ chồng anh chị cộng thêm sáu đứa con chen chúc trong

Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Lưu Lạc Phương Nam (3) 

Những ngày làm quen với đời sống và sinh hoạt ở thị xã cuối cùng đất nước dù sao cũng đã để lại nhiều dấu ấn đáng ghi nhớ, ít nhất cũng tạm quên được những lo âu khắc khoải, những khuôn mặt cú vọ, những ảm ảnh bất an…

Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Lưu Lạc Phương Nam (2)

Tôi về Cà Mau “bám” anh Khuê/chị Nga sau khi quẩn quanh ở Sài Gòn mà tìm không ra lối thoát. Hỏi thăm đường đi nước bước xong là khăn gói lên đường.

Chuyện Cũ Kể Lại (Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Lưu Lạc Phương Nam (1) 

Rời Đôn
g Hà, tôi một mình nhắm phương Nam mà tiến. Chưa biết dừng chân ở đâu và sẽ ra sao những ngày sắp tới. Tương lai mờ mịt nhưng lòng chưa mịt mờ! Cứ vô tới Sài Gòn rồi tính, ít nhất trước mắt cũng có được nhà ông anh ở đó, tạm

Friday, September 11, 2020

Chuyện Cũ Kể Lại
(Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Đông Hà Trong Trí Nhớ (Bảy)
(1975 – 1980)

Tôi Đi Buôn Vàng

Sau tháng 4/1975, về với cách mạng, chúng tôi cố làm quen với đời sống mới. Thầy cô dạy học và cán bộ công nhân viên cấp thấp vẫn dựa vào "tiêu chuẩn" để sống, nghĩa là nhà nước phát gì ăn nấy. Hằng ngày như cái máy, ngoài thời gian đi làm việc, về nhà thì lo loay hoay cuốc trồng thêm cây ớt, ngọn rau để "cải thiện" thêm! Đời
Chuyện Cũ Kể Lại
(Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Đông Hà Trong Trí Nhớ (Sáu)
(1975 – 1980)









BÀI CHO HỌC TRÒ

Có nhiều khi nghĩ về một ngôi trường
Trên ngọn đồi quanh năm lộng gió
Các em hồn nhiên như loài chim nhỏ
Giữa lòng đời thánh thót tiếng yêu thương
Chuyện Cũ Kể Lại
(Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Đông Hà Trong Trí Nhớ (Năm)
(1975 – 1980)

Có những bất ngờ xảy ra trong đời sống mà con người không liệu trước được, thường người ta nói là do định mệnh sắp xếp. Cuộc đời tôi không biết có bao nhiêu chìm nổi và bao nhiêu cái lênh đênh mà bây giờ ngồi nhớ lại thiệt giống như giấc mơ.
Viết những dòng này thì cũng giống như ngồi
Chuyện Cũ Kể Lại
(Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Đông Hà Trong Trí Nhớ (Ba)
(1975 – 1980)

Trong đám con trai cùng lứa ở làng, cùng vui đùa, cùng đi học trường Tiểu Học Lai Phước với tôi, sau cuộc chiến trở về, chỉ còn lại Nguyên, Triệu (tên ở nhà là Sáo) và Dưỡng. Vì vậy, dù trước kia ít có thời gian gần gũi, nhưng khi trở về làng thì chúng tôi lại thân nhau hơn, có thời

Thursday, September 10, 2020

Chuyện Cũ Kể Lại
(Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Đông Hà Trong Trí Nhớ (Hai)
(1975 – 1980)

{Trước khi viết tiếp, xin nhắc lại: Đây không phải là hồi ký mà chỉ những mảnh vụn nhớ đâu viết đó… nên dĩ nhiên là không đầy đủ. Viết lại như là một hồi tưởng vừa vui, vừa buồn, vừa xót xa
về một đoạn đời oan nghiệt của đất nước mà
trong đó có mình. Sau 1975, nhiều sự việc/câu
Chuyện Cũ Kể Li
(Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Đông Hà Trong Trí Nhớ (Một)
(1975 - 1980)

Sau buổi gặp ông hiệu trưởng, về nhà là tôi chạy đến tìm “ông” Hồ Khuyến, thôn trưởng, để xin cắt hộ khẩu chuyển về trường. Thôn trưởng là cư dân trong xóm tôi, năm 1972 kẹt lại. Gặp
tôi, ông vui vẻ hỏi thăm và giảng cho nghe một bài chính trị quen thuộc, rồi lục tìm trong cái
Chuyện Cũ Kể Lại
(Nhớ đâu viết đó giải sầu)


Đông Hà Trong Trí Nhớ
(trước năm 1975)

Trong trí nhớ thơ ấu của tôi Đông Hà là một khu thị tứ sang trọng, có tiếng còi xe inh ỏi, có đèn điện sáng mỗi đêm... Hồi đó, những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, Đông Hà được gọi là thị xã
Đông Hà, hoặc có người gọi là thị trấn Đông Hà. Thị xã chỉ có hai con đường chính là Phan Bội
Hồi Ký Không Ngày Tháng
(Nhớ đâu viết đó giải sầu)

Mở: Tôi vốn không thích các thứ hồi ký hồi kiếc vớ vẩn chỉ dành cho mấy ông già dở hơi. Thường họ viết để hoặc tự khen mình hoặc biện minh cho một thái độ không đúng nào đó trong
quá khứ... Nói chung là việc làm của mấy cụ già khú đế!

Thursday, July 16, 2020

Cuối Ngày Nhìn Lại













Ngước mắt nhìn trời buổi tối
Thấy gì qua ánh đèn đêm
Sau những vật vờ mệt mỏi
Là mong manh của khói sương

Sunday, April 26, 2020

Trôi Nổi Tháng Tư













Góc vườn vắng, một mình tôi bó gối
Nhìn nắng vàng hiu hắt chiếu lên cây
Nghe lao xao những trò đời hỗn loạn
Tôi giấu ngậm ngùi sau đôi mắt cay

Monday, March 2, 2020

Tháng 2, 29











Cứ mỗi bốn năm có một lần
Tháng 2 ngày hai mươi chín
Tôi dư được một ngày
Để đi tới đi lui

Thursday, February 13, 2020

Ai Cũng Có Một Câu Kiều Để Nhớ










Những lúc buồn ngồi đọc lại truyện Kiều
Mới cảm được nỗi đau người đi trước
Cuộc sống từ lâu vốn nhiều mất mát
Và kiếp người là những chặng cô đơn

Tuesday, January 14, 2020

Tháng Chạp Không Đề


Gởi tác giả “Bài Thơ Tháng Chạp”*






Ngoảnh laị nhìn mình tóc đã bạc
Buồn nỗi mất quê cứ xót lòng
Chân bước lên đồi, lòng xuống dốc
Việc cần làm, làm mãi chưa xong!

Wednesday, January 1, 2020

Tiễn Chân Năm Cũ 








Một mình ngồi với bâng quơ
Với xa xưa với đợi chờ mông lung
Nghe hương ngày tháng nhạt dần
Còn tôi với những lụi tàn trên tay 

Sunday, December 8, 2019

Cuối Tuần Của Tôi 













Quay tới quay lui cuối tuần đã đến
Thời gian trôi ai tính kịp mất/còn
Nên lẩn thẩn nhìn lòng mình cổ tích
Rọi bốn bề sót lại chút bâng khuâng

Tuesday, November 5, 2019

Đang Ở Giữa Mùa Thu










Trời buồn
Sáng sớm mưa, trưa nắng
Gió hướng nào?
Ngược Bắc, xuôi Nam?

Monday, September 30, 2019














Sáng ra dọn dẹp góc vườn
Cố quên đi nỗi muộn phiền Tháng Tư
Lòng đang nở đóa hoa mơ
Mốt mai về lại làm thơ quê nhà…

Wednesday, August 28, 2019

Rượu Sáng












Sáng sớm buồn buồn chơi chút rượu
Nghe men đời gõ nhịp phôi pha
Vườn ta buổi sáng quên chưa tưới
Mà vẫn còn hoa, vẫn có hoa

Sunday, August 4, 2019

Đêm Công Viên










Bây giờ tôi ở lại một mình
Lặng yên hàng cây, lao xao gió nhẹ
Đêm. Chỉ có bóng đêm đi rất khẽ
Gõ vào hồn tôi từng chút mong manh

Thursday, July 18, 2019

Bài Cho Học Trò










Có nhiều khi nghĩ về một ngôi trường
Trên ngọn đồi quanh năm lộng gió
Các em hồn nhiên như loài chim nhỏ
Giữa lòng đời thánh thót tiếng yêu thương

Friday, May 17, 2019

Tầm Tã Mưa Trưa

  
            *Gởi Thầy Đồ HVT





Buổi trưa buồn, nhớ cà phê gọi
Ghé quán ngồi, nói chuyện tầm vơ
Góc quán xiêu có chi mong đợi
Ngó bạn mà vui, quên cả mưa

Friday, April 26, 2019

Ngó Lại


Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
                                  Tuệ Sỹ





Dừng bước lại ngó lui rồi ngó tới
Gió thời gian tung thổi ký ức dày
Nghe rụng xuống tả tơi nghìn kỷ niệm
Có kỷ niệm nào giữ được trong tay

Wednesday, April 10, 2019

Tháng Tư Ơi, Tháng Tư










Nắng mà lạnh, trời tháng tư thật lạ
Lúc thì mưa, lúc thì nắng-- không đều
Cuộc sống ở đây suốt ngày hối hả
Để đêm về chỉ thấy một đìu hiu

Wednesday, February 6, 2019

Năm Mới Nhớ Vườn Xưa










Cách nửa địa cầu tôi có một vườn quê
Xưa lắm rồi--mấy chục năm cách trở
Bây giờ ngồi đây đếm từng nỗi nhớ
Đếm những xa vời, đếm những mong manh

Thursday, January 17, 2019

Một Ngày Mưa












Mưa hết một ngày. Mưa tầm tã
Nỗi buồn theo xuống, cứ lê thê
Hình như trong tiếng mưa rơi vỡ
Có lắm ngậm ngùi, lắm xót xa…

Wednesday, December 19, 2018

Thu Mờ










Trời bây giờ đang còn là thu
Nên lòng ta vẫn cứ sương mù
Mây xám đầy trời che hết lối
Lối nào về lại xóm làng xưa?

Monday, October 15, 2018

Buổi Sáng Của Tôi









Lắng nghe tiếng của lặng im
Tiếng cỏ cây
Tiếng muộn phiền
Tiếng vui